Sau những đặc sản vật thể và phi vật thể nổi danh lẫy lừng như chuối Ngự Đại Hoàng, tác phẩm văn học bất hủ “Chí Phèo”, quê hương của cố nhà văn Nam Cao nay lại nổi danh với món ăn đẫm quốc hồn quốc túy – “cá kho Nhân Hậu”.
Làng Đại Hoàng(Làng Vũ Đại trong tác phẩm của Nam Cao) thuộc xã Hòa Hậu (tên cũ là Nhân Hậu), huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, có truyền thống kho cá từ rất lâu đời. Người dân kho cá ăn quanh năm, Vào những dịp tết đến xuân về người dân nơi đây lại dộn dàng với những niêu cá kho ngon để dâng cúng tổ tiên vào ngày tết.
Năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu từ khoảng 18/12 âm lịch, làng Đại Hoàng lại nhộn nhịp hẳn, khách từ các nơi đổ về đặt hàng liên tục để kịp có cá cho ngày ông Công ông Táo và ngày Tết Nguyên đán. Niêu Cá kho làng Vũ Đại Hà Nam không chỉ tỏa đi khắp mọi miền đất nước mà còn lên máy bay xuất ngoại. Món Cá kho làng Vũ Đại Hà Nam giờ đây đã trở nên nổi tiếng nức lòng người ăn với hương vị thơm ngon của gia vị và vị thơm của riềng và cách làm món cá kho làng Vũ Đại này rất công phu (XEM THÊM).
Hàng năm khi tết đến xuân về, các gia đình lại dựng lán làm bếp chuẩn bị cho những nồi cá kho thơm nức đi khắp mọi miền đất nước.
Cá được làm sạch và để cẩn thận vào trong nồi đất.
Gừng và rềng được giã nhỏ bỏ vào nồi cùng rất nhiều loại gia vị khác.
Niêu đất phải là loại lấy từ Thanh Hóa, Nghệ An và trước khi bỏ cá đều được đun qua nước sôi.
Nồi cá được bắc lên bếp thành cả dãy dài đến chục mét.
Đây là đống củi của nhà anh Thỏa một trong những người kho cá có kinh nghiệm và đông khách nhất làng, mỗi vụ tết nhà anh đun hết khoảng 10 tấn củi.
Cá kho phải là trắm đen cỡ 4kg và vẫn còn sống, vì thế nhà nào cũng có “thùng” nuôi cá để sẵn.
Cá được kho “một lửa” và đảm bảo từ 10 đến 12 tiếng, do đó dù không có chất phụ gia nhưng mối niêu cá có thể để được từ 5 đến 10 ngày không cần cho trong tủ lạnh.
Sau đó các niêu cá kho được đóng thùng cẩn thận.
… tỏa đi khắp mọi miền đất nước, thậm chí xuất ngoại.